Từ đầu năm 2024, Mỹ sẽ áp dụng thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu năng lượng và công nghiệp dựa trên cường độ phát thải trung bình của sản phẩm của nước xuất khẩu so với cường độ phát thải trung bình của sản phẩm tại Hoa Kỳ.
Thế giới đã và đang hình thành thị trường tín chỉ carbon và các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu. Các doanh nghiệp như Vinamilk, Lộc Trời… là những doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các thế mạnh của riêng mình đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này.
Nhìn ra thế giới
Ngày 10/5/2023, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon tại EU (CBAM) của Ủy ban Châu Âu chính thức có hiệu lực bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, trong giai đoạn chuyển tiếp từ 1/10/2023 đến 31/12/2025, các nhà nhập khẩu có nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 33, 34 và 35 của Quy định (EU) 2023/956. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo vào cuối mỗi quý phát thải được ghi trong hàng hóa CBAM (tuy chưa không phải thanh toán mức chi phí điều chỉnh), dành thời gian cho việc hoàn thiện hệ thống. Bắt đầu từ năm 2026 EU sẽ tính giá carbon đối với tất cả hàng nhập khẩu.
Riêng thị trường Mỹ đã ban hành cơ chế áp đặt thuế carbon lên các nhà nhập khẩu năng lượng và công nghiệp từ đầu năm 2024. Mục tiêu của Mỹ bảo đảm lượng phát thải nhiều hơn ít hơn 50% so với mức trung bình của Mỹ trong sáu năm đầu tiên (giai đoạn 1). Lượng khí thải tăng thêm ít hơn 25% so với mức trung bình của Mỹ trong 6 năm tới (giai đoạn 2). Lượng phát thải nhiều hơn ít hơn 10% so với mức trung bình của Mỹ trong những năm tiếp theo (giai đoạn 3).
EU sẽ thí điểm CBAM trong giai đoạn 2023 – 2025 với 5 loại mặt hàng: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, năng lượng điện. Thời gian thí điểm, các nhà nhập khẩu chưa cần trả phí mà phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ. Bắt đầu từ 2026, thị trường này sẽ chính thức vận hành và ai đứng ngoài cuộc sẽ bị văng ra khỏi luật chơi.
Quả ngọt đầu mùa
Năm 2023, Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới chi trả cho các hộ trồng rừng ở sáu tỉnh Bắc Trung Bộ nhờ vào việc mua tín chỉ carbon từ rừng và cơ bản đã hoàn tất bản hợp đồng cam kết giảm 10,3 triệu tấn khí thải carbon từ 6 tỉnh nói trên đến năm 2025. Theo cam kết, Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 51,5 triệu USD, nếu hoàn tất bản hợp đồng nói trên, đơn giá tức mỗi tín chỉ carbon sẽ được mua với giá 5 USD (mỗi tín chỉ bằng 1 tấn CO2).
Việc Việt Nam đã hoàn thành cam kết trước 2 năm đã mở ra thị trường tín chỉ carbon có điều kiện phát triển. Việt Nam đã được hưởng lợi những quả ngọt đầu mùa, dù chặng đường phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết cả về cơ chế, chính sách lẫn những vấn đề cụ thể, chi tiết.
TS Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BID) cho biết: để giảm phát thải khí nhà kính các, tổ chức, công ty liên quan đến các lĩnh vực quản lý chất thải năng lượng, GTVT, nông nghiệp… nhưng trước mắt lĩnh vực lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu hấp thụ carbon rừng, tạo sự cân bằng với giảm phát thải. Theo tính toán của tôi, một nhà máy xi măng công suất khoảng 5 triệu tấn/năm thì mỗi năm doanh nghiệp này sẽ phải nộp khoảng gần 10 tỉ đồng dịch vụ môi trường rừng cho lượng carbon phát thải, một con số không hề nhỏ.
Hơn ai hết người dân Quảng Nam, địa phương đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng đang thu lợi trên 120 tỉ đồng/năm. Theo đó, với 680.000 ha rừng, độ che phủ đạt 58,6%, trong đó có 466.113 ha rừng tự nhiên, với khả năng hấp thụ khoảng hơn 11,2 triệu tấn khí carbon giai đoạn 2018-2025 địa phương này sẽ tạo ra được 6,1 triệu tín chỉ carbon rừng. Hiện nay, có ít nhất 5 công ty nước ngoài đăng ký mua lại giấy phép/tín chỉ carbon rừng của địa phương này.
TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ: Viện BID đang quản lý hơn 500 ha rừng tự nhiên tại Hà Tĩnh, bốn năm trước đây các chuyên gia Đức đo đạc chỉ số carbon theo chuẩn quốc tế thì đã cho kết quả 195 tấn carbon/ha. Đưa lên sàn chứng chỉ carbon thì chúng tôi sẽ thu về ít nhất 800.000 USD, lớn hơn rất nhiều số tiền công chăm sóc, quản lý rừng 300 ngàn đồng/ha của người dân địa phương đang được hưởng hiện nay.
Việc Việt Nam đã hoàn thành cam kết trước 2 năm đã mở ra thị trường tín chỉ carbon có điều kiện phát triển. Việt Nam đã được hưởng lợi những quả ngọt đầu mùa, dù chặng đường phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết cả về cơ chế, chính sách lẫn những vấn đề cụ thể, chi tiết.
TS Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BID) cho biết: để giảm phát thải khí nhà kính các, tổ chức, công ty liên quan đến các lĩnh vực quản lý chất thải năng lượng, GTVT, nông nghiệp… nhưng trước mắt lĩnh vực lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu hấp thụ carbon rừng, tạo sự cân bằng với giảm phát thải. Theo tính toán của tôi, một nhà máy xi măng công suất khoảng 5 triệu tấn/năm thì mỗi năm doanh nghiệp này sẽ phải nộp khoảng gần 10 tỉ đồng dịch vụ môi trường rừng cho lượng carbon phát thải, một con số không hề nhỏ.
Hơn ai hết người dân Quảng Nam, địa phương đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng đang thu lợi trên 120 tỉ đồng/năm. Theo đó, với 680.000 ha rừng, độ che phủ đạt 58,6%, trong đó có 466.113 ha rừng tự nhiên, với khả năng hấp thụ khoảng hơn 11,2 triệu tấn khí carbon giai đoạn 2018-2025 địa phương này sẽ tạo ra được 6,1 triệu tín chỉ carbon rừng. Hiện nay, có ít nhất 5 công ty nước ngoài đăng ký mua lại giấy phép/tín chỉ carbon rừng của địa phương này.
TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ: Viện BID đang quản lý hơn 500 ha rừng tự nhiên tại Hà Tĩnh, bốn năm trước đây các chuyên gia Đức đo đạc chỉ số carbon theo chuẩn quốc tế thì đã cho kết quả 195 tấn carbon/ha. Đưa lên sàn chứng chỉ carbon thì chúng tôi sẽ thu về ít nhất 800.000 USD, lớn hơn rất nhiều số tiền công chăm sóc, quản lý rừng 300 ngàn đồng/ha của người dân địa phương đang được hưởng hiện nay.
Sôi động thị trường
Thị trường carbon trong nước đang trong giai đoạn hình thành, đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và từ năm 2028 mới chính thức hình thành thị trường carbon trong nước, từ đó mới có khả năng kết nối ra thị trường thế giới. Việt Nam hiện có trên 14,7 triệu ha rừng với tỷ lệ che phủ 42,02%, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 10 triệu ha, rừng trồng hơn 4,5 triệu ha; nếu phân theo mục đích sử dụng thì rừng đặc dụng chiếm hơn 2,1 triệu ha, trong đó 94.940 ha là rừng trồng; rừng phòng hộ hơn 4,6 triệu ha, trong đó 626.124 ha là rừng trồng; rừng sản xuất trên 7,8 triệu ha, trong đó hơn 3,8 triệu ha là rừng trồng (Bộ NN&PTNT, 2022).
Hiện các nhà đầu tư nước ngoài khá kén việc thu mua tín chỉ từ rừng trồng, bởi ngoài tuổi thọ của cây thì thảm thực vật ở ít hơn rừng tự nhiên, khiến việc hấp thụ carbon của rừng trồng ít hơn, cao nhất là rừng trông loại cây Keo tai tượng khoảng 93 tấn carbon/ha. Vì thế Việt Nam cần từng bước cải tạo rừng trồng thành rừng nguyên sinh để tạo ra nguồn carbon phong phú hơn, điều mà chỉ người dân sẽ khó lòng thực hiện được do hạn chế về vốn, khả năng quản lý…