Đồng hồ Rolex, Patek Philippe dần giảm sức hút ở thị trường thứ cấp

Giá của những chiếc đồng hồ xa xỉ được săn đón nhất trên thị trường thứ cấp đã giảm mạnh vào tháng trước, kéo dài đà giảm 2 năm qua khi các nhà đầu tư chuyển hướng sau cơn sốt thời kỳ đại dịch…

Ảnh minh họa.

Các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp đã từng đạt đến mức độ doanh thu chưa từng thấy trên thị trường thứ cấp vào đầu năm 2022, thời điểm những người mua sắm đổ tiền tiết kiệm từ đại dịch vào những chiếc đồng hồ đắt tiền. 

Theo số liệu từ Subdial, một nền tảng giao dịch đồng hồ có trụ sở tại Anh, Chỉ số Bloomberg Subdial Watch Index, theo dõi 50 mẫu đồng hồ được giao dịch nhiều nhất theo giá trị, đã giảm nhẹ chưa đến 1% trong tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, chỉ số này đã giảm 8% trong một năm và 23% trong hai năm qua. Điều này trái ngược hoàn toàn với mức tăng 27% của Chỉ số S&P 500, thước đo chính của thị trường chứng khoán Mỹ, trong năm qua.

Các thương hiệu hàng đầu của Thụy Sĩ như Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet đang chứng kiến sự đảo chiều đáng kể trong doanh thu sau khi đạt mức giá kỷ lục trên thị trường thứ cấp vào đầu năm 2022. Vào thời điểm đó, những người mua sắm “trú ẩn tại nhà” đã đổ tiền tiết kiệm từ đại dịch vào những chiếc đồng hồ đắt tiền. Trong 12 tháng tính đến tháng 6 năm 2022, Chỉ số Bloomberg Subdial Watch Index đã tăng vọt 40%, trong khi S&P 500 giảm khoảng 1%.

Đồng hồ Rolex, Patek Philippe đang ở mức giá thấp nhất trong 3 năm trở lại đây tại thị trường thứ cấp.

Trong khi nhiều mẫu đồng hồ được giao dịch nhiều nhất vẫn được mua bán với giá cao hơn giá bán lẻ tại các thị trường thứ cấp, các nhà đầu cơ cho rằng giá trị đồng hồ xa xỉ đã bị lung lay khi cổ phiếu và các khoản đầu tư khác mang lại lợi nhuận tốt hơn, theo Bloomberg.

Thậm chí trong giai đoạn thoái trào, giá của một số thương hiệu đồng hồ xa xỉ vẫn đang tăng. Chỉ số Subdial cho giá đồng hồ Cartier đã tăng gần 2% trong một năm do những chiếc đồng hồ do thương hiệu trang sức Pháp thuộc sở hữu của Richemont sản xuất này trở nên phổ biến hơn với các nhà sưu tập. Đồng hồ Cartier nhìn chung cũng có giá cả phải chăng hơn Rolex, Patek Philippe hay Audemars Piguet và thường được mua bán tại thị trường thứ cấp với giá thấp hơn giá bán lẻ.

Giá đồng hồ Cartier đã tăng gần 2% trong một năm

Vào tháng 6, giá các mẫu đồng hồ Rolex, chiếm phần lớn phần trăm trong chỉ số, hầu như không thay đổi, trong khi thương hiệu chị em Tudor lại giảm. Theo số liệu từ Subdial, giá đồng hồ xa xỉ phân khúc thấp, bao gồm các thương hiệu Omega của Swatch Group AG và Cartier đều ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong tháng.

Tuy nhiên, thị trường bán lại đồng hồ xa xỉ đang trở nên khá sôi động. Nhà bán lẻ đồng hồ cao cấp Watches of Switzerland cho biết doanh số đồng hồ đã qua sử dụng, bao gồm cả các mẫu Rolex thuộc chương trình “đã qua thẩm định và sở hữu” của gã khổng lồ chế tác đồng hồ Thụy Sĩ, đã tăng gấp đôi trong quý 4 so với cùng kỳ năm ngoái và hiện là nguồn thu lớn thứ hai của họ.

Điều này có thể lý giải là do nền kinh tế vẫn còn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid 19, người tiêu dùng dù muốn sở hữu những món đồ xa xỉ nhưng vẫn chưa dám “mạnh tay” chi trả nguyên mức giá cho món đồ hiệu mới. Còn đối với đồng hồ mới, công ty cho biết các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang “cân nhắc thận trọng” với sản lượng trong bối cảnh nhu cầu giảm dần để tránh tràn lan thị trường với quá nhiều đồng hồ. 

Vào tháng 6, giá các mẫu đồng hồ Rolex, chiếm phần lớn phần trăm trong chỉ số, hầu như không thay đổi, trong khi thương hiệu chị em Tudor lại giảm. Theo số liệu từ Subdial, giá đồng hồ xa xỉ phân khúc thấp, bao gồm các thương hiệu Omega của Swatch Group AG và Cartier đều ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong tháng.

Tuy nhiên, thị trường bán lại đồng hồ xa xỉ đang trở nên khá sôi động. Nhà bán lẻ đồng hồ cao cấp Watches of Switzerland cho biết doanh số đồng hồ đã qua sử dụng, bao gồm cả các mẫu Rolex thuộc chương trình “đã qua thẩm định và sở hữu” của gã khổng lồ chế tác đồng hồ Thụy Sĩ, đã tăng gấp đôi trong quý 4 so với cùng kỳ năm ngoái và hiện là nguồn thu lớn thứ hai của họ.

Điều này có thể lý giải là do nền kinh tế vẫn còn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid 19, người tiêu dùng dù muốn sở hữu những món đồ xa xỉ nhưng vẫn chưa dám “mạnh tay” chi trả nguyên mức giá cho món đồ hiệu mới. Còn đối với đồng hồ mới, công ty cho biết các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang “cân nhắc thận trọng” với sản lượng trong bối cảnh nhu cầu giảm dần để tránh tràn lan thị trường với quá nhiều đồng hồ. 

Biên độ trên đầu người cho thấy mỗi cá nhân tại Vương quốc Anh chi 30,14 USD cho thị trường Đồng hồ Cao cấp trong năm 2024. Thị trường này đang chứng kiến sự gia tăng nhu cầu, một phần nhờ vào sự trân trọng của người Anh đối với tính thủ công và vẻ đẹp vượt thời gian của những chiếc đồng hồ xa xỉ.

Trong vài năm qua, thị trường đồng hồ xa xỉ chủ yếu được thúc đẩy bởi các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã gây ra sự thay đổi lớn trong thói quen tiêu dùng, ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng toàn cầu. Mãi đến năm 2017, phân khúc này mới quay trở lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, nhu cầu yếu tiềm ẩn tại các thị trường cốt lõi của ngành hàng xa xỉ (Bắc Mỹ và Tây Âu), cùng với những bất ổn hiện tại của nền kinh tế thế giới nói chung và các rào cản thương mại tiềm năng trong tương lai, cho thấy triển vọng tương đối thận trọng đối với ngành.

Theo Vneconomy