Miền Trung: Ngư dân cấp tập đưa tàu thuyền vào nơi trú tránh bão

Chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 6 (bão Trami), Đồn Biên phòng Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã triển khai lực lượng khẩn trương hỗ trợ tàu cá ngư dân tránh trú, chằng chống nhà cửa.

Đồn Biên phòng Lý Sơn đã chủ động kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn, tổ chức tuần tra kêu gọi các chủ lồng bè, phương tiện xung quanh khu vực đảo để vào tránh trú tại Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn.

tau thuyen.png
Đồn Biên phòng Lý Sơn tuần tra trên biển, kêu gọi tàu thuyền và lồng bè vào nơi tránh trú trước bão số 6
neo tàu
Biên phòng giúp ngư dân neo trú tàu thuyền trên đảo Lý Sơn

Đồn Biên phòng cũng triển khai lực lượng chằng chống nhà cửa, hỗ trợ vật phẩm cho các hộ gia đình neo đơn, người già trên địa bàn huyện.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, đã ký văn bản khẩn triển khai phòng chống bão số 6. Theo đó, diễn biến của bão số 6 rất phức tạp, khó lường và có khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn.

tàu thuyền
Đưa thúng lên bờ trước khi bão vào đảo Lý Sơn
gocdaolyson_UVQH.jpg.jpg
Một góc neo đậu tàu thuyền trên đảo Lý Sơn

Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn có sức chứa đến 500 tàu cá của huyện Lý Sơn và các tỉnh, thành mỗi khi có tin bão và là nơi tránh trú cho các lồng bè nuôi cá. Huyện Lý Sơn có hơn 50 hộ tham gia nghề nuôi cá lồng bè với 1.600 lồng nuôi. Đến chiều ngày 25-10, người nuôi cá lồng bè đã hoàn tất đưa lồng bè đến nơi tránh bão an toàn.

464350996_868909745420708_4033235914638631435_n.jpg
Biên phòng Lý Sơn giúp dân chằng chống nhà cửa
464664267_868909848754031_7080690414366488127_n.jpg
Dùng bao cát để chằng chống nhà cửa
464343686_868909788754037_8665834624030083252_n.jpg
464634658_868910005420682_6204357667373697049_n.jpg
Dồn cát vào bao để chống tốc mái khi bão vào
d3f4e3354c45f41bad54.jpg
Các cơ quan huyện Lý Sơn cũng dồn cát vào bao đặt ở cửa ra vào

d36d1ec6b3b60be852a7.jpg
Một bao cát đặt sát cửa ra vào để chống gió

Sáng 25-10, tại Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) nhiều ngư dân đang khẩn trương gia cố tàu thuyền, chủ động phòng chống ảnh hưởng bão số 6.

Ngoài các tàu cá của Đà Nẵng, nhiều ngư dân của các tỉnh thành lân cận cũng hối hả đưa tàu thuyền vào tránh trú ở âu thuyền Thọ Quang nhằm giảm thiểu nguy cơ hư hỏng, đảm bảo an toàn tài sản khi bão đổ bộ.

Ông Trần Phong (quận Sơn Trà) cho biết: “Khi nghe dự báo bão số 6 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Đà Nẵng, tôi đã nhanh chóng đưa thuyền vào nơi tránh bão vào chiều ngày 24-10, nhiều ngư dân khác cũng đang bắt đầu đưa thuyền vào bờ”.

Bên cạnh việc đưa tàu thuyền tránh trú, nhiều ngư dân đã kiểm tra hệ thống thoát nước, gắn máy bơm tự động, phòng trường hợp tàu thuyền bị chìm khi có mưa lớn.

Ngư dân chủ động gia cố tàu thuyền, bảo vệ tài sản trước bãoNgư dân chủ động gia cố tàu thuyền, bảo vệ tài sản trước bão

Để ứng phó với bão, ngày 24-10 chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ban hành công điện, đề nghị Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng khẩn trương thông báo cho toàn bộ tàu thuyền trên biển về vị trí và hướng di chuyển của bão.

Không khí khẩn trương tại âu thuyền Thọ Quang
Không khí khẩn trương tại âu thuyền Thọ Quang

Đồng thời tổ chức kiểm đếm, giữ liên lạc và quản lý chặt chẽ các phương tiện còn hoạt động. Các tàu cá được yêu cầu rời khỏi khu vực nguy hiểm để tránh thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra khi bão đổ bộ.

UBND các quận, huyện sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân, lưu ý các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét…; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “04 tại chỗ”.

Đà Nẵng chuẩn bị các phương án để ứng phó với bão số 6
Đà Nẵng chuẩn bị các phương án để ứng phó với bão số 6

Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra đánh giá an toàn các đập, hồ chứa nước trên địa bàn; sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn công trình; vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và tràn xả lũ.

Các sở, ngành, UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, mưa, lũ; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24; thường xuyên báo cáo công tác ứng phó và tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra (nếu có).

Theo báo SGGP