Khảo sát cho thấy nhu cầu về vàng ở các quốc gia tăng mạnh, bất chấp giá vàng tăng mạnh trong năm nay. Điều này cho thấy việc ngân hàng trung ương hướng sự tập trung vào giá vàng thay vì đồng USD.
Trong cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng vàng thế giới (WGC), gần 60% ngân hàng trung ương các nước giàu tin rằng tỷ lệ vàng dự trữ toàn cầu tăng mạnh trong 5 năm tới. Ngân hàng trung ương các quốc gia tiên tiến kỳ vọng tỷ trọng vàng trong dự trữ toàn cầu tăng lên trong bối cảnh đồng USD suy yếu. Năm 2023, tỷ lệ này chỉ là 38%.
Khoảng 13% các nền kinh tế tiên tiến có kế hoạch tăng mạnh lượng vàng dự trữ, năm trước là 8%. 13% cũng là mức cao nhất kể từ khi Hội đồng vàng thế giới thực hiện khảo sát.
Điều này xảy ra sau khi ngân hàng trung ương của các thị thị trường mới nổi đẩy mạnh việc dự trữ vàng – xu hướng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong khi đó, 56% nhóm nước kinh tế lớn cho rằng đồng USD giảm trong 5 năm tới, tăng so với tỷ lệ 46% năm 2023. Trong số đó có đến 54% nhóm thị trường mới nổi chia sẻ quan điểm đồng USD sẽ giảm.
Khảo sát cho thấy nhu cầu về vàng ở các quốc gia tăng mạnh, bất chấp giá vàng tăng mạnh trong năm nay. Điều này cho thấy việc ngân hàng trung ương hướng sự tập trung vào giá vàng thay vì USD. Các nước cũng nghiên cứu đa dạng hóa trong việc dự trữ tiền tệ và tài sản thay thế.
“Chúng ta thấy rõ sự tập trung của thị trường vào kim loại vàng. Vàng dự trữ sẽ tăng mạnh thay vì đồng USD”, Shaokai Fan – Giám đốc Toàn cầu về ngân hàng trung ương của Hội đồng vàng thế giới – nói.
Shaokai Fan cho rằng không phải thị trường mới nổi không đánh giá cao khả năng dự trữ vàng, mà là thị trường tiên tiến bắt kịp cảm nhận của thị trường mới nổi về kim loại vàng.
Khảo sát cũng cho thấy có đến 29% ngân hàng trung ương các nước có ý định đẩy mạnh việc mua vàng trong năm nay, tỷ lệ kỷ lục từ khi Hội đồng Vàng thế giới thực hiện khảo sát cách đây 5 năm.
Về lý do đẩy mạnh việc mua vàng, các ngân hàng trung ương nhận định vàng có giá trị lâu dài, hoạt động hiệu quả trong thời kỳ khủng hoảng. Nhiều nước cũng đánh giá vàng là công cụ đa dạng hóa hiệu quả.
Theo WCG, ngân hàng trung ương các nước bổ sung hơn 1.000 tấn vàng vào dự trữ trong cả hai năm 2022 và 2023. Biến động chính trị thúc đẩy tổ chức tài chính nhiều nước đổ xô mua vàng thỏi. Kim loại quý luôn được ưu tiên do không phụ thuộc bất kỳ chính phủ, ngân hàng nào. Đây là điểm ưu việt so với bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới.
Hiện, giá vàng dao động quanh mức 2.300-2.350 USD/ounce, duy trì đà tăng chờ đợi dữ liệu của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Vàng thế giới cao nhất mọi thời đại sau khi đạt mức 2.449,89 USD/ounce trong phiên giao dịch sáng 20/5. Tuy nhiên, giá vàng sau đó trở lại mức 2.300 USD/ounce sau chính sách của Trung Quốc.
Trước đó, chuyên gia kinh tế nhận định lực mua của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc góp phần khiến giá vàng miếng tăng mạnh. Việc Trung Quốc dừng mua tác động mạnh đến thị trường, song chuyên gia nhận định Trung Quốc chỉ tạm ngừng mua vàng, chuẩn bị cho đợt ồ ạt sắp tới.