Các quỹ ETF Bitcoin khó tiếp cận thị trường châu Âu

Sự ra mắt của các quỹ giao dịch trao đổi ETF Bitcoin tại Hoa Kỳ đang có tác động lan toả ở châu Âu, nhưng các nhà đầu tư trên khu vực này vẫn tỏ ra thận trọng khi đầu tư vào không gian tiền điện tử.

Trao đổi với Cointelegraph, Giám đốc điều hành công ty quản lý đầu tư VanEck tại châu Âu – Martijn Rozemuller cho biết, làn sóng ngày càng tăng của các nhà đầu tư tổ chức quan tâm đến các quỹ ETF Bitcoin tại Hoa Kỳ đã vẽ nên một bức tranh tương phản về bối cảnh thị trường tiền điện tử ở châu Âu.

Mặc dù châu Âu có một số trái phiếu giao dịch trao đổi được cấp phép phù hợp, nhưng các cơ quan quản lý địa phương đã quan điểm rất rõ rằng, họ không ủng hộ các khoản đầu tư liên quan đến tiền điện tử

Trong khi các nhà đầu tư Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn và quen với việc giao dịch trên các sàn giao dịch hơn, thì nhiều nhà đầu tư châu Âu vẫn đang mắc kẹt trong các quỹ tương hỗ mà ngân hàng, hoặc người quản lý quỹ của họ từng tư vấn.

“Những khác biệt chính ở hai khu vực là các nhà đầu tư tò mò về tiền điện tử ở châu Âu thường là các cá nhân, người dùng bán lẻ, nhà quản lý tài sản độc lập. Các tổ chức tài chính lớn hơn dường như có thái độ miễn cưỡng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến tiền điện tử trong danh mục đầu tư tiêu chuẩn của họ.

Mặc dù châu Âu có một số trái phiếu giao dịch trao đổi được cấp phép phù hợp, nhưng các cơ quan quản lý địa phương đã quan điểm rất rõ rằng, họ không ủng hộ các khoản đầu tư liên quan đến tiền điện tử”, Martijn Rozemuller nhấn mạnh.

Theo vị giám đốc điều hành công ty quản lý đầu tư VanEck tại châu Âu giải thích, sự “phô trương” xung quanh việc phê duyệt các quỹ ETF Bitcoin đã lan sang các thị trường bên ngoài Hoa Kỳ, nhưng khung pháp lý của châu Âu không cho phép các sản phẩm đầu tư chỉ dựa trên một tài sản cơ bản duy nhất. Quy định về Cam kết đầu tư tập thể vào chứng khoán có thể chuyển nhượng (UCITS) của châu Âu là lý do cho điều này.

Những nỗ lực của VanEck châu Âu nhằm tung ra các sản phẩm đầu tư tiếp xúc trực tiếp với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo hơn. Điều này bao gồm một loạt các sản phẩm giao dịch trao đổi (ETP), đảm bảo khách hàng được phục vụ bởi nhà cung cấp thanh khoản độc lập với tổ chức phát hành trong một thị trường mở.

Điều đó tốt vì nó đảm bảo việc giá cả minh bạch, để nhà đầu tư không gặp phải các vấn đề như các sản phẩm của Grayscale ở Hoa Kỳ, nơi có thể có mức chiết khấu hoặc phí bảo hiểm quá lớn.

Tuy nhiên tại châu Âu, một loạt các sản phẩm đầu tư bao gồm hàng hóa giao dịch trao đổi và trái phiếu giao dịch trao đổi, cho phép cung cấp các dịch vụ khác nhau. Trong đó, cấu trúc của trái phiếu giao dịch trao đổi sẽ cho phép các công ty như VanEck đưa các tài sản như Bitcoin vào sản phẩm.

Từ góc độ thực tế, không có sự khác biệt đáng kể vì trái phiếu giao dịch trao đổi được giao dịch giống như một quỹ ETF, nhưng bản chất trái phiếu giao dịch trao đổi trên pháp lý là một công cụ nợ”, Rozemuller nói.

Michael O’Riordan, đồng sáng lập của công ty tư vấn ETF Blackwater Search & Advisory nhận xét, hầu hết các nhà cung cấp ETF ở châu Âu cho đến nay đều bị ngăn cản tung ra các sản phẩm tập trung vào tiền điện tử vì chúng được coi là rủi ro.

Hay theo người đứng đầu bộ phận phân tích đầu tư tại nền tảng đầu tư AJ Bell – Laith Khalaf cho biết, mặc dù động thái của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) là một bước tiến khổng lồ để đưa tiền điện tử trở thành xu hướng phổ thông, nhưng khó có khả năng những diễn biến tương tự sẽ xảy ra ở châu Âu.

“Đơn cử như cơ quan quản lý của Vương quốc Anh có thể không chấp thuận việc này. Theo đó, các quỹ ETF có trụ sở tại Hoa Kỳ không được phép bán cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh, vì vậy các nhà quản lý tài sản sẽ phải tung ra những sản phẩm được thiết kế riêng cho thị trường Anh hoặc châu Âu.

Một trở ngại tiềm tàng là động thái của Cơ quan quản lý tài chính (FCA) có trụ sở tại Anh vào năm 2021 nhằm cấm bán các chứng chỉ giao dịch trao đổi có chứa tài sản tiền điện tử có thể chuyển nhượng không được kiểm soát. FCA tuyên bố vào thời điểm đó rằng, tiền điện tử không có giá trị cố hữu, rất dễ biến động và có liên quan đến tội phạm tài chính. Thật khó để khẳng định bất kỳ điều nào trong số đó đã thay đổi”, ông Laith Khalaf nói.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp