Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông

Hiện nay, bà con nông dân tỉnh Hải Dương đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để xuống đồng gieo trồng cây vụ đông năm 2023 trong khung thời vụ tốt nhất. Để bảo đảm sản xuất vụ này thắng lợi, ngành nông nghiệp đang khuyến khích nhân dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng liên kết nhằm tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao thu nhập.

Sơ chế sản phẩm cà rốt tại tỉnh Hải Dương.

Vụ đông năm 2022, bà con nông dân tỉnh Hải Dương gieo trồng hơn 22 nghìn ha cây rau màu các loại, sản lượng rau đạt 486.308 tấn. Giá trị tính theo giá thực tế trong vụ đông này đạt 4.622 tỷ đồng, bình quân 210 triệu đồng/ha, tăng 4,5 triệu đồng/ha so vụ đông trước.

Trong vụ đông 2022, nhiều mô hình liên kết sản xuất đã được triển khai. Trong đó, mô hình liên kết trồng khoai tây áp dụng cơ giới hóa giúp giảm công lao động, các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với diện tích 104 ha, năng suất trung bình 170 tạ/ha, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg, lợi nhuận từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng/sào.

Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp

Để đạt được điều này là do tỉnh đã chú trọng chuyển dịch từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng chủ lực hiệu quả kinh tế cao; thúc đẩy sản xuất tập trung thành vùng hàng hóa lớn; chú trọng quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông.

Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cũng chủ động kết nối doanh nghiệp với các tổ chức hợp tác, hợp tác xã, hộ tích tụ ruộng đất sản xuất rau hàng hóa tập trung ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi vào vụ sản xuất…

Theo Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp: “Trong vụ đông 2022, nhiều mô hình liên kết sản xuất đã được triển khai. Trong đó, mô hình liên kết trồng khoai tây áp dụng cơ giới hóa giúp giảm công lao động, các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với diện tích 104 ha, năng suất trung bình 170 tạ/ha, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg, lợi nhuận từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng/sào”.

Vụ đông 2022, các sản phẩm cơ bản tiêu thụ tốt. Trong đó, cây cà-rốt với sản lượng 63.066 tấn, riêng thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 20, còn lại 80% xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Đông. Giá trị sản xuất một ha thu được từ 234 đến 276 triệu đồng/vụ, lãi từ 152 đến 181 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có mô hình trồng cà rốt sản xuất theo tiêu chuẩn để xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến nông sản Tân Hương, huyện Cẩm Giàng với diện tích 30 ha, năng suất trung bình 520 tạ/ha, trừ chi phí thu lãi từ 6 đến 7,5 triệu đồng/sào.

Mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất rau màu vụ đông thực hiện 492 ha. Do quy mô lớn đã tạo thuận lợi trong sản xuất tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa, giúp giảm chi phí cho nên tăng thu nhập từ 15 đến 25 triệu đồng/ha so với sản xuất nhỏ lẻ.

Cũng theo đánh giá của cơ quan chức năng tỉnh, vụ đông 2022, các sản phẩm cơ bản tiêu thụ tốt. Trong đó, cây cà-rốt với sản lượng 63.066 tấn, riêng thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 20, còn lại 80% xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Đông. Giá trị sản xuất một ha thu được từ 234 đến 276 triệu đồng/vụ, lãi từ 152 đến 181 triệu đồng.

Đối với cây hành, tỏi củ sản lượng 101.773 tấn, chủ yếu tiêu thụ trong nước, có 10% xuất khẩu sang Đài Loan, Nhật Bản. Mỗi ha thu được từ 291 đến 416 triệu đồng, lãi khoảng 196 đến 290,4 triệu đồng.

Người dân tỉnh Hải Dương trồng cây vụ đông.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, vụ đông năm 2023 trên địa bàn có kế hoạch gieo trồng 21 nghìn ha. Trong đó, 18.000 ha trồng hành, tỏi, cà-rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, khoai tây… Phấn đấu giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 4.700 tỷ đồng, bình quân 215 triệu đồng/ha.

Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp cho biết: “Hiện nay, nhân dân trong tỉnh đang tranh thủ xuống đồng gieo trồng cây vụ đông. Tính đến ngày 22/10, toàn tỉnh bà con đã gieo trồng được khoảng 12,5 nghìn ha”.

Mặc dù vậy, sản xuất vụ đông 2023 trên địa bàn tỉnh dự báo gặp những khó khăn do lao động trong nông nghiệp tiếp tục dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ; tư tưởng nông dân lo lắng do ảnh hưởng thiên tai và thị trường giá cả bấp bênh nên không mạnh dạn để mở rộng diện tích gieo trồng; cơ giới hóa khâu trồng và thu hoạch còn hạn chế nên giá thành sản xuất cao…

Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp

Anh Hoàng Văn Chín, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương chia sẻ: “Vụ đông năm nay, gia đình tôi trồng ba sào hành. Gia đình tôi đã thu hoạch lúa mùa sớm để trồng hành đúng lịch thời vụ mà ngành nông nghiệp khuyến cáo. Hy vọng vụ hành năm nay thời tiết thuận lợi, giá bán cao để người trồng chúng tôi tăng thêm thu nhập”.

Mặc dù vậy, sản xuất vụ đông 2023 trên địa bàn tỉnh dự báo gặp những khó khăn do lao động trong nông nghiệp tiếp tục dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ; tư tưởng nông dân lo lắng do ảnh hưởng thiên tai và thị trường giá cả bấp bênh nên không mạnh dạn để mở rộng diện tích gieo trồng; cơ giới hóa khâu trồng và thu hoạch còn hạn chế nên giá thành sản xuất cao…

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà Nguyễn Thị Huệ cho biết: “Vụ đông 2023, trên địa bàn phấn đấu gieo trồng khoảng 500 ha cây rau màu các loại. Trong đó, tập trung vào những cây trồng chủ lực như: Hành, tỏi, cà chua, súp lơ, khoai tây…”.

UBND huyện Thanh Hà khuyến cáo nhân dân sản xuất theo quy hoạch, trồng rải vụ, tăng diện tích vụ sớm và kêu gọi doanh nghiệp liên kết bao tiêu nông sản để tránh dư thừa, rớt giá; xây dựng, duy trì, mở rộng các vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung áp dụng sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP…

Nhằm bảo đảm sản xuất vụ đông thắng lợi, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho rằng, các địa phương cần hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã làm đầu mối liên kết tại các vùng nông sản chủ lực như: Hành, tỏi, cà rốt, rau bắp cải…

Bên cạnh đó, cần khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư nhằm liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế biến tại các vùng chuyên canh.

Hỗ trợ xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất nông sản chủ lực, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, chuỗi sinh thái; hỗ trợ tập huấn mã số vùng trồng, xây dựng các nhãn hiệu, chứng nhận OCOP, xúc tiến thương mại sản phẩm vụ đông.

Đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Từ đó bảo đảm nông sản được tiêu thụ trong chuỗi, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và các nước nhập khẩu.

Cùng với đó, cần hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản; xây dựng thương hiệu nông sản, từng bước mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; hạn chế việc lệ thuộc vào một số thị trường giảm rủi ro, nâng cao giá trị nông sản.

Theo Báo Chính Phủ