Các chính phủ châu Á đang hành động để ngăn chặn sự sụt giảm của đồng nội tệ vốn đã chịu ảnh hưởng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên trong năm nay.
Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao trong thời gian dài đã khiến các đồng tiền châu Á yếu đi. Các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sức mạnh của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất. Thậm chí, một số quốc gia được cho là đã can thiệp bằng cách mua vào đồng nội tệ.
Các nhà phân tích tiền tệ đang tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 15/5, sau khi dữ liệu của tháng trước đã khiến đồng JPY sụt giảm.
Theo bà Fiona Lim, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Maybank ở Singapore, các đồng tiền châu Á đã có “khoảng nghỉ” khi số liệu việc làm của Mỹ trong tháng 4 yếu hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều này sẽ không làm đồng USD giảm xuống. “Dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ sẽ quyết định diễn biến tiếp theo của các đồng tiền châu Á so với đồng USD“, bà lưu ý.
Đồng JPY là một trong những đồng tiền châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất. Giới phân tích cho biết, Chính phủ Nhật Bản gần đây có khả năng đã can thiệp hai lần để hỗ trợ đồng JPY, mặc dù dữ liệu chính thức vẫn chưa được công bố. Trước đó, đồng JPY đã giảm mạnh xuống dưới 160 JPY/USD, mức thấp nhất trong 34 năm. Đồng JPY suy giảm là do sự chênh lệch khoảng 5 điểm phần trăm giữa lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ và Nhật Bản.
Chuyên gia Shoki Omori, chiến lược gia của công ty chứng khoán Mizuho Securities nhận định, xu hướng bán đồng JPY sẽ tiếp tục cho đến khi các yếu tố căn bản thay đổi, vì không có giải pháp nhanh chóng nào có thể đảo ngược sự suy yếu của đồng JPY.
“Trừ khi BoJ tăng lãi suất nhanh và mạnh, chẳng hạn như 0,5 điểm phần trăm một lần, đồng thời giảm mua trái phiếu ngắn hạn, hoạt động mua bán chênh lệch lãi suất vẫn sẽ diễn ra”, ông Omori nói. Theo Mizuho Securities, các nhà đầu tư đang dự đoán khả năng BoJ tăng lãi suất vào tháng Bảy là 17,5% và vào tháng Mười là 25%.
Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao trong thời gian dài đã khiến các đồng tiền châu Á yếu đi. Các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sức mạnh của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất. Thậm chí, một số quốc gia được cho là đã can thiệp bằng cách mua vào đồng nội tệ.
Các nhà phân tích tiền tệ đang tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 15/5, sau khi dữ liệu của tháng trước đã khiến đồng JPY sụt giảm.
Theo bà Fiona Lim, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Maybank ở Singapore, các đồng tiền châu Á đã có “khoảng nghỉ” khi số liệu việc làm của Mỹ trong tháng 4 yếu hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều này sẽ không làm đồng USD giảm xuống. “Dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ sẽ quyết định diễn biến tiếp theo của các đồng tiền châu Á so với đồng USD“, bà lưu ý.
Đồng JPY là một trong những đồng tiền châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất. Giới phân tích cho biết, Chính phủ Nhật Bản gần đây có khả năng đã can thiệp hai lần để hỗ trợ đồng JPY, mặc dù dữ liệu chính thức vẫn chưa được công bố. Trước đó, đồng JPY đã giảm mạnh xuống dưới 160 JPY/USD, mức thấp nhất trong 34 năm. Đồng JPY suy giảm là do sự chênh lệch khoảng 5 điểm phần trăm giữa lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ và Nhật Bản.
Chuyên gia Shoki Omori, chiến lược gia của công ty chứng khoán Mizuho Securities nhận định, xu hướng bán đồng JPY sẽ tiếp tục cho đến khi các yếu tố căn bản thay đổi, vì không có giải pháp nhanh chóng nào có thể đảo ngược sự suy yếu của đồng JPY.
“Trừ khi BoJ tăng lãi suất nhanh và mạnh, chẳng hạn như 0,5 điểm phần trăm một lần, đồng thời giảm mua trái phiếu ngắn hạn, hoạt động mua bán chênh lệch lãi suất vẫn sẽ diễn ra”, ông Omori nói. Theo Mizuho Securities, các nhà đầu tư đang dự đoán khả năng BoJ tăng lãi suất vào tháng Bảy là 17,5% và vào tháng Mười là 25%.