Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) được xem là ‘vương quốc’ quýt hồng lớn nhất miền Tây. Các nhà vườn trồng quýt hồng đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn quýt phục vụ Tết Quý Mão 2023.
Những vườn quýt “hồi sinh”
Sau khi “vương quốc” quýt hồng trải qua giai đoạn dịch bệnh làm hàng trăm ha vườn quýt hồng bị chết vì bệnh vàng lá thối rễ khiến nông dân điêu đứng, địa phương và UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết tâm thực hiện khôi phục lại cây quýt hồng vì đây là cây đặc sản mang giá trị kinh tế cao, phục vụ trái cây chưng trong mâm ngũ quả những ngày Tết.
Thời gian qua, cây quýt hồng đang áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác theo Đề án Bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung giai đoạn 2020 – 2024. Còn khoảng hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão, thời điểm này, các nhà vườn trồng quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung đang tất bật, nhộn nhịp chăm sóc vườn quýt hồng phục vụ thị trường Tết. Tuy diện tích cây quýt hồng hiện tại đang cho trái chỉ còn trên 200ha, không còn quy mô lớn như trước đây nữa, nhưng nhiều nhà vườn cũng đặt nhiều kỳ vọng vào vụ quýt hồng sẽ cho bội thu năm nay.
Đang bận bịu chăm sóc vườn quýt hồng rộng 1,5ha được 15 năm tuổi, anh Nguyễn Văn Đồng ở ấp Long Hưng, xã Long Hậu (huyện Lai) vung vẫn niềm nở tiếp chúng tôi. Anh Đồng cười nói: “Mấy năm qua vườn quýt bị suy cây và xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ gây cây chết khoảng ¼ số cây trong vườn. Năm rồi, nhờ kịp thời áp dụng kỹ thuật mới và kết hợp sử dụng phân hữu cơ phun qua lá và bón xuống đất, đã giúp cây phục hồi xanh tốt.
Đồng thời, tôi còn dùng mùng lưới cước bao xung quanh vườn quýt để không cho sâu bệnh tấn công. Bên cạnh đó, tôi cũng giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học mà chuyển sang sử dụng phân bón, thuốc BVTV sinh học, vì thế đã giúp cây phục hồi nhanh và cho trái sai, mẫu mã, chất lượng tốt”.
Vườn quýt hồng của anh Đồng năm nay cây bắt đầu cho trái sai trở lại, trái sáng, bóng, tròn đều và ít sâu bệnh tấn công ở lá và trái… Vườn quýt của anh dự kiến cho năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công và thu hoạch tầm 25 – 27 Tết để bán cho thương lái ở TP.HCM đến thu mua với giá 45.000 – 50.000 đồng/kg. Theo ước tính của anh, vụ quýt hồng bán Tết năm nay, nếu giá đạt 50.000 đồng/kg và năng suất 3,5 tấn/công thì gia đình anh trừ hết chi phí sẽ lãi từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng.
Tương tự, anh Trần Văn Tuấn, cũng ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung có 1,2ha quýt hồng cho biết: Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật theo Đề án Bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung, hiện tại, vườn quýt hồng của anh đang khôi phục và phát triển tốt, cho trái khá nhiều so với năm rồi.
Đồng thời, tôi còn dùng mùng lưới cước bao xung quanh vườn quýt để không cho sâu bệnh tấn công. Bên cạnh đó, tôi cũng giảm sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học mà chuyển sang sử dụng phân bón, thuốc BVTV sinh học, vì thế đã giúp cây phục hồi nhanh và cho trái sai, mẫu mã, chất lượng tốt”.
Vườn quýt hồng của anh Đồng năm nay cây bắt đầu cho trái sai trở lại, trái sáng, bóng, tròn đều và ít sâu bệnh tấn công ở lá và trái… Vườn quýt của anh dự kiến cho năng suất từ 3,5 – 4 tấn/công và thu hoạch tầm 25 – 27 Tết để bán cho thương lái ở TP.HCM đến thu mua với giá 45.000 – 50.000 đồng/kg. Theo ước tính của anh, vụ quýt hồng bán Tết năm nay, nếu giá đạt 50.000 đồng/kg và năng suất 3,5 tấn/công thì gia đình anh trừ hết chi phí sẽ lãi từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng.
Tương tự, anh Trần Văn Tuấn, cũng ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung có 1,2ha quýt hồng cho biết: Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật theo Đề án Bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung, hiện tại, vườn quýt hồng của anh đang khôi phục và phát triển tốt, cho trái khá nhiều so với năm rồi.
Anh Tuấn cho biết: Cũng như mọi năm, giai đoạn khoảng tháng 8 âm lịch, nhà vườn phải tập trung vào công đoạn chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng giúp trái đạt chuẩn hương vị, màu sắc và chín đúng vào dịp Tết. Năm nay, gia đình rất phấn khởi vì cây quýt khỏe, năng suất dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với năm trước. Hiện tại, anh đang thực hiện khâu chọn lọc trái. Nếu thời tiết thuận lợi, năng suất trái của vườn có thể đạt khoảng 30 – 35 tấn/ha.
Háo hức chờ Lễ hội quýt hồng Lai Vung
Từ năm 2015, ông Đoàn Anh Kiệt ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung đã tận dụng 5 công đất vườn trồng quýt hồng. Ông bắt đầu mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch chụp ảnh, thưởng thức tại vườn.
Ông Kiệt là nông dân đầu tiên ở huyện Lai Vung làm du lịch miệt vườn theo cách mới mẻ này vì lúc đó chưa ai nghĩ đến. Tuy nhiên, điểm tham quan vườn quýt của ông được du khách nhiều nơi tìm tới, vào những ngày Tết đông như lễ hội, sau đó nhiều nhà vườn làm theo.
Ông Kiệt cho biết, mỗi năm, nhờ phát triển vườn quýt hồng, từ mùng 10 đến 27 tháng Chạp (âm lịch), ông bắt đầu mở cửa vườn để đón hàng ngàn du khách khắp nơi đến tham quan, chụp ảnh…, nhờ vậy gia đình ông có thu nhập vài trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn bán quýt trái phục vụ cho thị trường chưng trái cây Tết.
Ngoài chuyện cây quýt hồng phục vụ du khách tham quan vườn, các nhà vườn ở Lai Vung còn sáng tạo hơn nữa, đưa cây quýt vào chậu để làm kiểng phục vụ trái cây trưng Tết trong nhà và các cơ quan.
Ở trong vùng, ai cũng biết tới lão nông Lưu Văn Ràng ở xã Vĩnh Thới (huyện Lai Vung) là “cha đẻ” của cây quýt hồng kiểng. Ông Ràng là nông dân đầu tiên có ý tưởng chuyển đổi quýt hồng trong vườn thành cây chưng Tết ở miền Tây. Cây quýt hồng bình thường cao lớn, cành lá um tùm nhưng qua bàn tay khéo léo của ông đã biến thành cây kiểng chỉ cao 1 – 1,5m. Cái hay của ông Ràng là rút gọn hình dáng cây nhưng trái quýt vẫn to như thường và hương vị không thay đổi, giá bán từ 3 – 7 triệu đồng/chậu.
Theo ông Ràng, để trồng được một chậu quýt hồng kiểng bán Tết, phải chăm sóc cực kỳ vất vả, tay nghề kỹ thuật phải cao, đặc biệt phải nhẫn nại, chuyên cần và phải chuẩn bị cây con từ hơn 2 năm trước đó. Cứ vào dịp Tết, hàng trăm chậu quýt hồng kiểng độc, lạ chưng Tết đã giúp ông Ràng thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Ông Võ Hoàng Cương, Bí thư Huyện ủy Lai Vung cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết, an toàn, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng lợi nhuận, giữ vững thương hiệu quýt hồng Lai Vung. Trong đó, thực hiện tốt việc đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường. Đặc biệt, chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ và tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho cây quýt hồng.
Bên cạnh đó, vận động nông dân tham gia các hình thức hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hình thành những vùng sản xuất tập trung với quy mô phù hợp, tăng cường huấn luyện nông dân thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc theo mã vùng trồng; kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư sản xuất và thu mua nông sản cho nông dân theo hợp đồng.
Theo ông Cương, vào đầu tháng 1/2023, Huyện ủy Lai Vung cùng UBND huyện sẽ đứng ra tổ chức “Lễ hội quýt hồng Lai Vung lần thứ I” với chủ đề “Khát vọng vươn lên” (diễn ra dự kiến từ ngày 5 – 8/1/2023) nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng hình ảnh cây, trái quýt hồng cũng như giá trị văn hóa, kinh tế cho các sản phẩm từ quýt hồng Lai Vung. Qua đó, phát triển du lịch gắn với sản vật địa phương và tạo dựng hình ảnh Lai Vung thân thiện, mến khách để thu hút nhiều người biết đến.
Ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lai Vung cho biết: Toàn huyện Lai Vung hiện có hơn 200ha quýt hồng phục vụ Tết. Trong vụ quýt Tết Nguyên đán 2023, dự kiến sản lượng quýt hồng toàn huyện cung ứng cho thị trường hơn 5.000 tấn trái, tăng gấp đôi so với năm trước.
Hiện, thời tiết ổn định, không khí mát mẻ giúp cây quýt hồng phát triển tốt. Để giúp nông dân trên địa bàn huyện sản xuất ăn chắc, trong mỗi vụ quýt Tết, ngành nông nghiệp thường xuyên cử cán bộ đến thăm vườn để kịp thời có những khuyến cáo phù hợp trong canh tác. Theo ông Trí, các diện tích trồng quýt hồng ở Lai Vung đã được cấp mã số vùng trồng, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa Quýt hồng Lai Vung trong vòng 10 năm. |
Theo Nongnghiep