Tăng năng lực chế biến, nâng tầm cà-phê Việt

Nâng cao năng lực chế biến là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng tầm giá trị hạt cà-phê Việt Nam trên thị trường.

Xuất khẩu cà-phê thắng lớn.

Giá trị xuất khẩu không ngừng gia tăng

Từ ngày 8 đến 11/11, Vinacafé đã góp mặt tại Seoul International Cafe Show 2023 – sự kiện về ngành cà-phê lớn nhất châu Á, thu hút khoảng 160.000 lượt người tham dự đến từ 80 quốc gia, bao gồm người tiêu dùng Hàn Quốc, các chuyên gia cà-phê và người yêu cà-phê trên khắp thế giới…

Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 11/2023, Việt Nam đã xuất 36.968 tấn cà-phê, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ tháng trước. Giá trị xuất khẩu cà-phê đạt 116,38 triệu USD, tăng 83,2% so với cùng kỳ tháng trước.

Vinacafé còn gây ấn tượng bằng hương vị cà-phê đặc trưng của Việt Nam khi khách hàng trải nghiệm và thưởng thức cà-phê trực tiếp tại gian hàng. Theo đại diện thương hiệu, Vinacafé được người tiêu dùng Hàn Quốc bày tỏ sự yêu thích bởi hương vị cà-phê đặc trưng của Việt Nam nhưng vẫn phù hợp với “gu” thưởng thức của người dân xứ sở kim chi.

Vinacafé là một trong những thương hiệu cà-phê nổi tiếng của Việt Nam đã chinh phục người tiêu dùng thế giới. Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 11/2023, Việt Nam đã xuất 36.968 tấn cà-phê, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ tháng trước. Giá trị xuất khẩu cà-phê đạt 116,38 triệu USD, tăng 83,2% so với cùng kỳ tháng trước.

Lũy kế 11,5 tháng vừa qua, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,51 triệu tấn cà-phê, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch đạt 3,47 tỷ USD, giảm 1,9%. Lũy kế 11,5 tháng ở mức 2.552 USD/tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Hiệp hội Cà-phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà-phê Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (hơn 27,7 triệu bao, 60kg/bao), giảm 4,5% so với niên vụ trước. Kim ngạch thu về tăng 3,4% lên mức 4,08 tỷ USD (đây là mức kim ngạch cao nhất từ trước đến nay).

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA cho biết, trong từng loại cà-phê xuất khẩu từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023, cà-phê Robusta chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,49 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, cà-phê nhân Arabica chỉ xuất khẩu 41.500 tấn, trị giá 169 triệu USD, cà-phê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, trị giá 136 triệu USD. Cà-phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà-phê nhân), trị giá khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà-phê xuất khẩu trong niên vụ cà-phê 2022/2023).

So với niên vụ trước, niên vụ này, cà-phê Robusta xuất khẩu tăng khoảng 0,7% về khối lượng và 10,8% về kim ngạch. Trong khi đó, cà-phê Arabica giảm khoảng 30,7% về khối lượng và giảm 34,9% về kim ngạch.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)cho rằng, hai tháng gần đây, diễn biến giá của mặt hàng cà-phê và cao-su đều biến động mạnh. Đầu tiên, đối với mặt hàng cà-phê, giá cà-phê Robusta trên Sở Giao dịch liên lục địa châu Âu (ICE-EU) dao động, với biên độ lớn từ 2.300 – 2.700 USD/tấn. Thậm chí, có thời điểm giá Robusta đi lên 10 phiên liên tiếp với mức tăng 15%.

Trong khi đó, giá cà-phê Arabica lại cho thấy xu hướng tăng rõ ràng. Chỉ trong gần hai tháng, giá Arabica trên Sở Giao dịch liên lục địa New York (ICE-US) đã cao hơn khoảng 20%, trong đó có chuỗi tăng 4-5 phiên liên tục.

Dự kiến niên vụ cà-phê 2023-2024, sản lượng cà-phê của Việt Nam giảm 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân sẽ đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái. Do nguồn cung sụt giảm, giá cà-phê sẽ tiếp tục ở mức cao do nhu cầu thị trường vẫn lớn, đặc biệt là EU giai đoạn từ nay đến tháng 4 năm sau. Cùng với đó, tại Trung Quốc, giới trẻ cũng ngày càng ưa thích cà-phê hơn trà.

Dự kiến niên vụ cà-phê 2023-2024, sản lượng cà-phê của Việt Nam giảm 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân sẽ đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái.

Đầu tư mạnh cho chế biến sâu

Vinacafé chinh phục người tiêu dùng Hàn Quốc.

Trên thế giới, Indonesia luôn bán cà-phê nguyên liệu với giá cao nhất thế giới bởi họ có trụ đỡ là ngành chế biến cà-phê chiếm đến 50% sản lượng sản xuất. Việt Nam khó hơn khi có sản lượng cà-phê nhiều hơn Indonesia 3-4 lần nhưng tiêu thụ nội địa chỉ bằng một nửa.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Phúc Sinh cho biết, xuất phát từ trăn trở về việc cà-phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, thế giới chưa biết nhiều về cà-phê Việt Nam, Phúc Sinh đã bắt tay vào xây dựng thương hiệu K Coffee để đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu cà-phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo đó, Phúc Sinh hợp tác với các nông hộ ở vùng trồng, đến xây dựng các nhà máy chế biến sâu, liên tục cập nhật các công nghệ chế biến cà-phê chuẩn quốc tế để cho ra thành phẩm cà-phê nguyên chất, sạch và thơm ngon.

Từ năm 2022, sản phẩm K Coffee đã được phân phối tại 37 bang ở Mỹ và nhận được phản hồi rất tốt. Cuối tuần qua, Phúc Sinh tiếp tục ký kết hợp tác với Công ty LNS International Corporation để mở rộng phân phối sản phẩm cà-phê K Coffee tại thị trường châu Âu, Nhật Bản, Australia và New Zealand từ tháng 12/2023.

Cùng với các doanh nghiệp Việt Nam, với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành chế biến cà-phê Việt Nam cũng đang thu hút không ít doanh nghiệp nước ngoài.

Đầu tháng 10/2023, Công ty CP Dịch vụ Cà-phê Cao Nguyên (sở hữu chuỗi Highlands Coffee) đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy rang cà-phê Cao Nguyên, vốn đầu tư tới 500 tỷ đồng, đạt tiêu chuẩn quốc tế với tham vọng đưa cà-phê rang xay Việt Nam lên bản đồ thế giới. Nhà máy có công suất đạt gần 10.000 tấn cà-phê/năm giai đoạn đầu và có thể tăng lên 75.000 tấn/năm giai đoạn tiếp theo.

Trước đó ít ngày, 2 doanh nghiệp châu Âu là Louis Dreyfus Company (LDC) và Instanta Sp. z o.o. (Instanta) cũng đưa vào hoạt động liên doanh ILD Coffee Việt Nam, với nhà máy chế biến cà-phê có công suất 5.600 tấn/năm tại Bình Dương. Việc đầu tư mạnh cho chế biến sẽ giúp nâng cao giá trị cho hạt cà-phê.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, giá trị cà-phê sẽ tăng hơn nữa nếu nông dân sản xuất cà-phê Việt Nam chú trọng đến chất lượng hạt cà-phê nguyên liệu. Để hạt cà-phê có chất lượng tốt nhất, cà-phê phải được hái khi đã chín. Khi trái cà-phê chín, trọng lượng sẽ tăng 10%. Điều này vừa giúp tăng sản lượng cà-phê, vừa nâng chất lượng cà-phê trong quá trình chế biến.

Theo Báo Nhân dân