“Hành trình về với xứ Dừa Bến Tre” tại”Ngôi nhà chung”

Sáng ngày 22/11/2019, chương trình “Hành trình về với xứ Dừa Bến Tre” đã được khai mạc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Chương trình đã mang đến những sản phẩm đặc sắc của xứ Dừa Bến Tre, được du khách yêu mến.

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di săn Văn hóa Việt Nam” năm 2019 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm quảng bá bản sắc văn hóa, gắn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung” nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Và đặc biệt là giới thiệu đến nhân dân thủ đô Hà Nội và bạn bè trong nước và quốc tế hiểu biết sâu sắc thêm về lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường của tỉnh Bến Tre điển hình là phong trào Đồng Khởi qua 23 năm xây dựng và phát triển tỉnh Bến Tre (1997 – 2020) để những dấu ấn văn hóa, lịch sử và màu xanh của dừa sẽ tươi xanh bền vững tại “Ngôi nhà chung”.

Các đại biểu tham dự Hành trình về với xứ Dừa Bến Tre tại Làng Văn hóa.

Đến tham dự chương trình “Hành trình về với xứ Dừa Bến Tre” có Phó trưởng ban phụ trách BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch Hà Văn Siêu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre, cùng đai diện các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tỉnh Bến Tre; Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2019. Đặc biệt là sự có mặt của các công ty lữ hành, hiệp hội du lịch, đồng bào các dân tộc, du khách…

Ông Trương Quốc Phong, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc Hành trình về với xứ Dừa Bến Tre, ông Trương Quốc Phong, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre chia sẻ: Với ý tưởng chung là một không gian tổ hợp mang tính bổ trợ và liên hoàn đậm nét miền Tây Nam Bô, trong đó hành trình về xứ Dừa Bến Tre là chủ thể chính của điểm nhấn với cuộc hành trình xứ Dừa thu nhỏ từ không gian cổng vào, điểm check in với đặc trưng xứ Dừa, đến hoạt động trưng bày giới thiệu hình ảnh về Bến Tre, hình ảnh của hoạt động của con người Bến Tre qua nghề thủ công truyền thống, trình diễn nghệ thuật diễn sướng, giới thiệu ẩm thực sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa và khép lại chọn vẹn hành trình là hình ảnh lưu lại của Bến Tre trong lòng du khách trải nghiệm.

Chương trình nghệ thuật đậm chất xứ Dừa tại Lễ khai mac.

Hy vọng thông qua hoạt động này du khách trong và ngoài nước sẽ có cái nhìn tổng thể về ba dãy xứ Dừa Bến Tre với một nét văn hóa bản địa đặc trưng. Qua đó, để Bến Tre kết nối cùng các địa phương, dân tộc trong khoảng bả di sản văn hóa, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị đô thị văn minh tại “ngôi nhà chung” – Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các đại biểu thăm quan không gian xứ Dừa Bến Tre.
Các sản phẩm thủ công truyền thống từ dừa được giới thiệu tại đây.

Lẵng hoa, mũ, giỏ hoa đều làm từ lá dừa.
Nghệ nhân dân gian Võ Văn Bá, đến từ Bến Tre với cây đàn cò kỉ lục cùng nhiều nhạc cụ từ dừa.
Đặc sản bánh phồng Sơn Đốc và bánh tráng Mỹ Lồng.

Đặc biệt và ý nghĩa ghi đậm dấu ấn hoạt động nhiệm kỳ niệm 60 năm ngày bến tre đồng khởi trên đất phương Bắc, hòa quyện đặc sản của xứ Dừa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bến Tre cùng với đại diện lãnh đạo Bộ VHTTDL và BQL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trồng 60 cây dừa giống Bến Tre tại cù lao Nam Bộ thuộc Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với niềm tin hy vọng cây dừa Bến Tre sẽ mãi mãi tươi xanh, bền vững rợp bóng vừa xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Các đại biểu trồng 60 cây dừa tại Cù Lao Nam Bộ, “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động của Bến Tre sẽ diễn ra xuyên suốt từ ngày 22 – 24/11/2019 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Minh Quế/LV